Không ai hiểu sức khỏe của con bằng mẹ. Khi con có những biểu hiện trục trặc về sức khỏe, mẹ là người nhận ra đầu tiên. Mẹ cũng là người nắm vững các bí quyết phòng bệnh để con luôn khỏe mạnh. Mỗi bà mẹ chính là bác sĩ gia đình.
Cuối năm, trời lạnh đột ngột, nhiều bé đổ bệnh sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi… cả mẹ và bố cũng không tránh được các căn bệnh mùa đông này. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, về việc chăm sóc sức khỏe gia đình, để bé luôn có thể ngủ ngon khi trời chuyển mùa.
Thưa bác sĩ, những nguyên nhân nào thường gây nên bệnh viêm mũi xoang?
Ô nhiễm không khí, bụi bẩn, khói xe… là một trong những nguyên nhân hàng đầu vì mỗi người trưởng thành hít thở đến 9.000 lít khí qua mũi mỗi ngày. Ngoài ra, những tác nhân gây dị ứng, thời tiết thay đổi thất thường cũng khiến các bệnh liên quan đến mũi và xoang trở nên phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Các bệnh này khiến cả người lớn và em bé đều khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, hiệu suất làm việc…
Tham dự Lễ công bố kết quả khảo sát thị trường sản phẩm vệ sinh mũi tại Việt Nam, PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh khuyên mọi người cần chủ động vệ sinh mũi để phòng các bệnh về đường hô hấp. (Ảnh được công bố bởi Xisat)
Nghe nói xì mũi không đúng cách cũng có thể gây viêm tai, viêm xoang, có phải không thưa bác sĩ?
Khi mũi có dịch, thông thường phải xì ra cho mũi sạch và thông thoáng. Nhiều người thường dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp hai bên mũi, sau đó ngậm chặt miệng và dùng sức hỉ ra. Phương pháp này không đúng mà còn mang lại nhiều tác hại vì khi cố xì mũi, áp lực trong hốc mũi tăng cao có thể đưa dịch mũi ngược qua vòi nhĩ vào trong tai giữa gây viêm tai, và đưa dịch mũi vào xoang gây viêm xoang.
Cách xì mũi đúng là bịt một bên mũi, xì mũi bên kia ra, sau đó đổi bên. Nếu dịch mũi đặc, niêm mạc mũi sưng, hoặc hố mũi có vẩy khô thì nên dùng dung dịch nước biển sâu xịt vào làm cho dịch mũi loãng ra hoặc vẩy mũi mềm đi, lúc đó xì mũi ra sẽ dễ dàng hơn và bảo vệ mũi tốt hơn.
Theo PGS. Ngọc Dinh, ô nhiễm không khí, bụi bẩn, khói xe… là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm mũi xoang. (Ảnh được cung cấp bởi Xisat)
Bác sĩ có thể hướng dẫn cách chọn sản phẩm vệ sinh mũi giúp chống lại các tác động của môi trường, giúp ngăn ngừa các bệnh sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang?
Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy nước biển sâu được khai thác từ độ sâu 450m so với mặt nước biển có thành phần giàu nguyên tố vi lượng với 60 khoáng chất, đặc biệt là kẽm và đồng, có tác dụng sát khuẩn, làm săn se niêm mạc, phục hồi các niêm mạc suy yếu và có tính kháng viêm, rất hữu hiệu trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mũi xoang.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở nhà máy sản xuất Nước biển sâu Xisat tại Hưng Yên. (Ảnh được cung cấp bởi Xisat)
Tôi vẫn thường khuyên bệnh nhân của mình vệ sinh mũi bằng nước biển sâu nhiều lần trong ngày, sau khi đi làm về, sau khi ra đường, trước khi đi ngủ, buổi sáng thức dậy… Đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất để mũi luôn sạch và khỏe. Các bà mẹ có thể để nước biển sâu ngay trên đầu giường ngủ hoặc trong buồng tắm, để mỗi lúc đánh răng, rửa mặt, có thể nhớ ngay đến việc rửa mũi để giúp các con sử dụng ngay. Mỗi bà mẹ là một bác sĩ gia đình mà (cười).
Ngày nay, phương pháp xịt mũi là dùng chai thuốc xịt vào mũi vừa tiện lợi vừa có hiệu quả tốt. Chẳng hạn với Nước biển sâu Xisat, dung dịch sẽ được phun dưới dạng sương mù (aerosol) nên các phân tử thuốc có chứa khoáng chất khuyếch tán dễ dàng trong hốc mũi để vào được những ngóc ngách nhỏ nhất của mũi, thấm trực tiếp vào niêm mũi.
Xin cảm ơn bác sĩ!